Đặc điểm Người bào chữa

Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyền bào chữa gắn liền thiết thân với việc hành nghề của Luật sư.[3]

Người bào chữa thông thường không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, họ tham gia tố tụng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng cũng không thể đồng nhất người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự quy định. Nếu bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người bào chữa http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2004/10/3b9d7637... http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=660... http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&New... http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option... http://www.gdtd.vn/channel/2774/201203/Bao-dam-quy... http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20tra... http://giadinh.net.vn/2012041308268443p0c1000/chua... http://phapluattp.vn/2011110610548462p0c1063/go-kh... http://phapluatvn.vn/luat-su/dien-dan/nghien-cuu-t... https://web.archive.org/web/20120407093513/http://...